Gốc hoa hồng 200 tuổi được trả 1 tỷ, đại gia Lào Cai vẫn không bán
Gốc Hoa Hồng 200tuổi được trả 1tỷ, đại gia Lào Cai vẫn không bán
Ông Lê Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Thảo dược Maphaco, đường Điện Biên Phủ (thị trấn Sapa, Lào Cai), là chủ nhân của gốc hồng cổ thụ trên.Ông Minh cho biết, hoa hồng chia làm hai dạng. Dạng thứ nhất là những loại như hồng cổ Sapa, hồng Vân Khôi, hồng bạch, hồng cổ Hải Phòng,... được trồng ở nhà dân gọi là hồng nhà (hồng ta), còn loại thứ hai là hồng rừng (sống ở các vùng đồi). Gốc hoa hồng khủng trong vườn của ông chính là hồng rừng.
"Gốc này thuộc hàng khủng nhất Việt Nam vì đường kính gốc của nó lên tới 40cm, tuổi đời ước gần 200 năm. Đặc biệt, gốc cây không phải thẳng đứng mà vằn vện xoắn vào nhau hoàn toàn tự nhiên, không có sự can thiệp của con người nên rất hiếm có", ông Minh nói.
Cây hồng này khi ở trong rừng, những cành cây của nó to bằng cổ tay cổ chân leo bám chặt vào một cây gỗ cao bằng tòa nhà 4 tầng. Hoa nguyên bản của cây hồng màu trắng tím, nhụy hoa màu vàng, bông to hơn bông hoa nhài một chút.
Phát triển trên cây gỗ đó nên cây hoa hồng phải bám chắc vào cây gỗ để chống chọi với phong ba bão táp. Thế nên, gốc hoa hồng thay vì phát triển thẳng đứng, chúng xoắn vào nhau để bám vào cây gỗ vững chắc hơn, ông chia sẻ.
Ông Minh cũng cho biết, để đánh được gốc hồng từ đồi về vườn ông mất gần 2 năm trời. Năm đầu tiên ông phải trực tiếp vào cắt cành trước, lúc này chưa được động vào rễ.
Ông nhớ khi đó là cuối mùa đông, ông vào cắt rễ rất tỉ mỉ. Sau khi cắt rễ lại vùi đất lại như cũ để cây ra rễ mới. Đến đầu xuân, ông mới có thể thuê người vào bứng gốc đưa chúng về vườn của mình.
"Đó là chưa kể, trong quãng thời gian gần 2 năm ấy, tôi phải tự mình đi đi lại lại không biết bao nhiêu lần để chăm sóc cây. Bởi, nếu thuê người, thông tin lộ ra ngoài nhiều người biết thì tôi sợ gốc hồng bị đào trộm mất", ông nói.
Cây hồng này khi ở trong rừng, những cành cây của nó to bằng cổ tay cổ chân leo bám chặt vào một cây gỗ cao bằng tòa nhà 4 tầng. Hoa nguyên bản của cây hồng màu trắng tím, nhụy hoa màu vàng, bông to hơn bông hoa nhài một chút.
Phát triển trên cây gỗ đó nên cây hoa hồng phải bám chắc vào cây gỗ để chống chọi với phong ba bão táp. Thế nên, gốc hoa hồng thay vì phát triển thẳng đứng, chúng xoắn vào nhau để bám vào cây gỗ vững chắc hơn, ông chia sẻ.
Ông Minh cũng cho biết, để đánh được gốc hồng từ đồi về vườn ông mất gần 2 năm trời. Năm đầu tiên ông phải trực tiếp vào cắt cành trước, lúc này chưa được động vào rễ.
Ông nhớ khi đó là cuối mùa đông, ông vào cắt rễ rất tỉ mỉ. Sau khi cắt rễ lại vùi đất lại như cũ để cây ra rễ mới. Đến đầu xuân, ông mới có thể thuê người vào bứng gốc đưa chúng về vườn của mình.
"Đó là chưa kể, trong quãng thời gian gần 2 năm ấy, tôi phải tự mình đi đi lại lại không biết bao nhiêu lần để chăm sóc cây. Bởi, nếu thuê người, thông tin lộ ra ngoài nhiều người biết thì tôi sợ gốc hồng bị đào trộm mất", ông nói.
Ông Minh cho hay, sau khi đưa được gốc hoa hồng khủng này về vườn nhà, có rất nhiều khách tới hỏi mua. Đặc biệt, khách từ Hồng Kông, Thượng Hải (Trung Quốc) sang đây tới cả chục lần và trả giá tới hơn 1 tỷ đồng nhưng ông không bán.
Khách nước ngoài muốn mua về không phải để chơi mà để làm tiêu bản vì gốc hồng có tuổi đời lên đến 200 tuổi này thuộc loại hiếm.
"Ý định của tôi là để lại ở Việt Nam để lập kỷ lục tại đây rồi trưng bày trong vườn quảng bá cho khách tới Sapa du lịch biết được Việt Nam có những cây hồng quý, đồng thời để cho khách chiêm ngưỡng, chụp ảnh kỷ niệm.
Tôi là người đã có kinh nghiệm chơi hoa hồng được 30 năm nay, các gốc hồng có đường kính khoảng 30cm tôi đã gặp qua nhưng đa phần gốc của chúng đều thẳng đứng. Còn gốc hồng đường kính lên tới 40cm thì thực sự hiếm, có lẽ nó là gốc hồng kỷ lục ở Việt Nam cả về tuổi đời và độ khủng của gốc", ông chia sẻ.
Theo ông Minh, hiện tại gốc hồng 200 tuổi này đang được chăm sóc ở vườn nhà, cây đã ra mầm non, ông đang chờ đến khi mầm phát triển thành mầm thứ (mầm bánh tẻ) thì tiến hành gép với hồng cổ Sapa để hoa sau này đẹp và giá trị hơn.
Khách nước ngoài muốn mua về không phải để chơi mà để làm tiêu bản vì gốc hồng có tuổi đời lên đến 200 tuổi này thuộc loại hiếm.
"Ý định của tôi là để lại ở Việt Nam để lập kỷ lục tại đây rồi trưng bày trong vườn quảng bá cho khách tới Sapa du lịch biết được Việt Nam có những cây hồng quý, đồng thời để cho khách chiêm ngưỡng, chụp ảnh kỷ niệm.
Tôi là người đã có kinh nghiệm chơi hoa hồng được 30 năm nay, các gốc hồng có đường kính khoảng 30cm tôi đã gặp qua nhưng đa phần gốc của chúng đều thẳng đứng. Còn gốc hồng đường kính lên tới 40cm thì thực sự hiếm, có lẽ nó là gốc hồng kỷ lục ở Việt Nam cả về tuổi đời và độ khủng của gốc", ông chia sẻ.
Theo ông Minh, hiện tại gốc hồng 200 tuổi này đang được chăm sóc ở vườn nhà, cây đã ra mầm non, ông đang chờ đến khi mầm phát triển thành mầm thứ (mầm bánh tẻ) thì tiến hành gép với hồng cổ Sapa để hoa sau này đẹp và giá trị hơn.
Nhận xét
Đăng nhận xét